Hệ thống phanh thủy lực của ô tô với các thiết bị thủy lực

Thực tế hiện nay, hầu hết các xe ô tô đều sử dụng các thiết bị thủy lực để tạo ra hệ thống phanh an toàn. Hệ thống này cũng là nền tảng để tạo ra nhiều hệ thống khác như phanh an toàn điện tử, hệ thống lực bám điều khiển, hệ thống leo dốc…

Các thành phần của hệ thống phanh thủy lực
 1. Xilanh chính
2. Bầu trợ lực phanh
3. Phanh tang (phanh sau)
4. Phanh đĩa (phanh trước)
5. Xilanh phanh bánh xe
6. Má phanh trong
7. Má phanh ngoài
8. Đĩa phanh
9. Phanh tay
10. Thiết bị cảnh báo mòn phanh
11. Guốc phanh

Hệ thống này bao gồm rất nhiều những thiết bị thủy lực là những chiếc xilanh chứa dầu và các piston.
Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh thủy lực
Khi đang chạy xe mà cần phanh xe để giảm tốc hoặc dừng hẳn thì đầu tiên, người lái sẽ đạp chân tạo tác động lên bàn đạp phanh, cơ cấu truyền động sẽ dẫn lực tác động lên các piston hoạt động trong phanh chính và đẩy dầu chảy vào trong hệ thống đường ống dẫn. Dầu sẽ tiếp tục đi tới các xilanh bánh xe. Do tác dụng của lực được tạo thành từ áp suất dầu lên các piston mà xilanh phanh bánh xe sẽ bị đẩy theo chiều tác động vào hệ thống phanh có khi là phanh tang (phanh sau) hoặc phanh đĩa (phanh trước). Việc tác động sẽ tạo lực làm giảm tốc độ của bánh xe và làm cho xe hoặc giảm tốc hoặc là dừng hẳn. Do đó, lực tác động lên phanh càng mạnh, việc giảm tốc xảy ra càng nhanh.
Tới khi nhả phanh ra tức là người sử dụng không tác động lực vào bàn đạp phanh nữa thì do sự hoạt động của các lò xo hoặc là cần điều khiển xilanh sẽ ép các piston không đẩy xilanh theo


Liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng: 0236 3767 339 - 0918 434 694.
Bài Sau
« Prev Post
Bài Trước
Next Post »