Hệ thống điện năng lượng mặt trời thắp sáng cả vùng nông thôn châu Phi

Sự ra đời của hệ thống điện năng lượng mặt trời là phát minh khoa học độc đáo. Đây có thể xem là một giải pháp lâu dài trong việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời thắp sáng cả vùng nông thôn châu Phi

Hơn 18 năm sống chung với tình trạng không có điện cùng gia đình tại một ngôi làng nhỏ Ndela, cách 80 km về phía Đông của thủ đô Nairobi ở Kenya (châu Phi); em Wambua dường như chưa lúc nào thôi ngừng nghĩ về một ngày nào đó mình có thể ngồi học dưới ánh sáng của đèn điện.

Thật may mắn là mọi thứ đã thay đổi kể từ khi mẹ của Wambua là Rebecca đã đăng ký lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời của M-Kopa – nhà cung cấp có trụ sở tại Nairobi.

Theo bà Rebecca cho biết, bà đang phải trả 100 shilling (khoảng 1 USD/ngày) cho việc sử dụng dầu để thắp sáng. Tuy nhiên, kể từ khi chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời, chi phí bỏ ra chỉ khoảng 42 shilling mỗi ngày (tức khoảng 0,41 USD/ngày).

Những tấm pin năng lượng mặt trời có kích thước nhỏ, có thể tạo ra được nguồn điện khoảng 8W, đủ để thắp sáng hai chiếc bóng đèn LED.

M-Kopa hiện đang sử dụng công nghệ để tạo ra hệ thống điện năng lượng mặt trời giá rẻ tại Kenya, mà cứ 3 người thì 2 người lại không thể tiếp cận được với mạng lưới điện quốc gia. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 230.000 người đăng ký mua sản phẩm của công ty này. 

Hệ thống điện năng lượng mặt trời

Tốc độ phát triển mạnh mẽ của hệ thống điện năng lượng mặt trời

Theo chia sẻ của Julian Mitchell - giám đốc bộ phận điều hành tín dụng và gọi vốn của M-Kopa cho biết: “Một ngày bình thường, công ty chúng tôi bán được cho khoảng 500 đơn vị sản phẩm”. Con số này đã cho thấy tốc độ phát triển sản phẩm rất nhanh và mạnh mẽ của công ty và phần nào phản ánh nhu cầu bức thiết của nhiều người dân tại đây.

Sau khi đồng ý mua pin năng lượng mặt trời, khách hàng sẽ được công ty hỗ trợ lắp đặt và tư vấn sử dụng. Quá trình sử dụng cũng tương đối đơn giản, tuổi thọ tấm pin có thể lên đến trên 30 năm.

Theo câu chuyện của Wambua ở Kenya chắc chắn sẽ là một thí dụ điển hình rất hiệu quả mà tại Việt Nam nên học tập. Khi mà dự án đưa lưới điện quốc gia ở nước ta đến với nhiều vùng đất xa xôi hiện nay đang còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và tài chính của người dân còn hạn chế.
Bài Sau
« Prev Post
Bài Trước
Next Post »