Cung cấp bót lái thủy lực tại Đà Nẵng

Đến đâu để mua bót lái thủy lực giá tốt tại Đà Nẵng? Nơi nào có thể giao thiết bị này nhanh chóng cả nội lẫn ngoại thành? Câu trả lời rất đơn giản. Nếu bạn muốn biết đáp án thì hãy cùng khám phá trong bài chia sẻ này nhé.

bót lái thủy lực

Bót lái thủy lực là gì?

Trong hệ thống thủy lực thì bên cạnh bơm dầu đóng vai trò trung tâm, xi lanh là chấp hành, van là cơ cấu thì còn có các bót lái. Nó là nguồn sức mạnh cơ bắp để hệ thống có thể làm việc được. Nếu có sự cố tại thiết bị này thì chắc chắn nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của hệ thống.

Bót lái thủy lực hay còn được được gọi với nhiều tên khác nhau như bót lái trợ lực, bơm trợ lực lái thủy lực. Thiết bị này sẽ sử dụng 1 phần công suất của động cơ để tạo nên áp suất dầu thủy lực nhằm hỗ trợ cho quá trình xoay bánh xe dẫn hướng, chuyển hướng chuyển động của động cơ.

Bót lái đều được làm bằng kim loại nên ngoài khả năng chịu được va đập tốt thì nó còn có thể chống chịu ăn mòn, oxi hóa trong những môi trường có tính chất khắc nghiệt.

Cấu tạo bót lái thủy lực

Nếu trước kia cấu tạo của các bót lái phức tạp với nhiều bộ phận thì ngày nay các hãng đã cải tiến hơn để mang đến 1 thiết bị đơn giản.

Với những thiết bị có cấu tạo càng đơn giản thì tác động càng nhanh và hiệu suất trợ lực càng cao. Một số khách hàng băn khoăn là bót lái nhỏ gọn nhưng có đủ các thành phần không? Thì câu trả lời là có. Tất cả các thiết bị đều có đầy đủ tính năng nên phù hợp với nhiều loại xe, nhiều hệ thống. Một bót lái sẽ bao gồm 4 bộ phận cơ bản như:

Bơm thủy lực

Bơm dầu lúc này sẽ có vai trò cấu thành 1 bộ trợ lực thủy lực hoàn chỉnh. Nó sẽ được dẫn động bởi 1 động cơ thông qua dây đai hoặc Puli.

Nhiệm vụ của bơm dầu đó là tạo ra áp lực dầu nhất định, đủ lớn để cung cấp cho các hoạt động của van phân phối. Từ đó, cầu sẽ được cấp đến ben thủy lực. Ben sẽ chuyển động và biến đổi năng lượng để hỗ trợ xoay các bánh xe dẫn hướng.

Bơm trong bót lái thủy lực là 1 bộ phận trung tâm và có thiết kế được chú trọng nhằm đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối.

EMDN khuyên các khách hàng chuẩn bị đẩy đủ các dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ thì mới tiến hành tháo lắp cũng như kiểm tra bơm.

Với hệ thống này thì người dùng có thể điều chỉnh tại các van theo yêu cầu của hệ thống, cần có máy đo áp để điều chỉnh được tốt hơn. Không được điều chỉnh áp lực và lưu lượng của bơm dầu.

Van phân phối

Van phân phối van dầu là 1 bộ phận sẽ được đặt trong hộp cơ cấu lái. Những van này sẽ thay đổi đường dầu thủy lực áp suất cao hoặc thay đổi lưu lượng dầu áp sất cao đến với xi lanh theo ý muốn của người điều khiển. Việc điều chỉnh này sẽ phụ thuộc vào vị trí của vành lái.

Van phân phối gồm 4 loại được sử dụng phổ biến là van trượt, vanh quay, van ống, van cánh…

Xy lanh lực

Xi lanh thủy lực và piston là bộ phận duy nhất tiếp nhận lực đẩy của dầu trong hệ thống thủy lực. Sau đó nó truyền cho cơ cấu dẫn động lái để hỗ trợ quá trình xoay những bánh xe dẫn hướng 1 cách chính xác.

Đường ống dẫn dầu

Ống dầu là phụ kiện kết nối hệ thống và các thiết bị lại với nhau. Nó có thể làm bằng kim loại hay những chất liệu chịu lực tốt như cao su. Chức năng ống dầu là dẫn dầu từ bơm trợ lực đi đến van phân phối, buồng xi lanh và ngược lại.

Nguyên lý hoạt động bót lái trợ lực

Nhiệm vụ của bót lái trợ lực là chuyển dòng dầu năng lượng thành các chuyển động quay. Từ đó, tạo lực đẩy để cơ cấu hoạt động. Nó cấp dầu cho xi lanh thủy lực hoạt động, con người nhờ đó mà dễ dàng thay đổi được hướng di chuyển, góc lái của động cơ, tàu thuyền hơn.

Khi bơm trợ lực nhận công suất từ động cơ và tạo nên áp suất dầu cùng lúc đó tài xế hay thủy thủy quay vô lăng lái làm cho van phân phối hoạt động. Dầu có áp suất sẽ đi vào bên trong của xi lanh, piston tịnh tiến thanh lái và làm bánh xe di chuyển.

Chính nhờ vào áp lực dầu mà lực tác động lên vô lăng lái giảm đi đáng kể, các tài xế hay người lái tàu không cần phải quay vô lăng quá nhiều lần. Bơm dầu nhận công suất từ động cơ nên chỉ khi ta nổ máy hoặc bật công tắc nguồn thì hệ thống mới làm việc được. Tuy nhiên, nó lại gây khó khăn cho việc đánh vô lăng khi tắt động cơ, dừng xe, máy móc, tàu thuyền.

Khi đang ở 1 mức vận tốc cao, áp lực dầu quá lớn sẽ làm cho các tay lái bị nhạy cảm, dễ mất an toàn nên cần người lái phải có kinh nghiệm.

Theo như chúng tôi thì thường gặp nhất là thiếu dầu trợ lực. Nguyên nhân có thể là do bình chứa bị thủng, rò rỉ dầu đường ống, nút chặn cao su bị hỏng sau thời gian dài sử dụng.

Ưu điểm bót lái trợ lực

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự điều chỉnh trong thiết kế đã làm cho các bót lái ngày càng được tin dùng hơn. Nó mang đến 1 cảm giác lái vừa an toàn, vừa chân thực lại rất nhẹ nhàng do có hệ thống trợ lực.

Ngoài ra, sử dụng bót lái thì con người không cần quá quan tâm đến chi phí sửa chữa. Vì nó thường xảy ra những hỏng hóc nhỏ và có thể khắc phục thông qua việc kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ. 

bót lái trợ lực

Những lỗi thường gặp của bót lái trợ lực

Trong quá trình vận hành thì thiết bị này sẽ gặp 1 số lỗi như:

+ Thước lái bị chảy dầu

+ Tay lái trả chậm

+ Tay lái bị nặng

+ Hệ thống lái có tiếng ồn bất thường

+ Vành tay lái bị rơ

Trong các lỗi trên thì tay lái bị nặng là hay gặp nhất. Lỗi này gây sự bất tiện cho người dùng khi phải cố gắng tốn nhiều sức lực để điều khiển vô lăng lái. Khả năng mất an toàn lớn khi điều khiển tàu thuyền trên biển hay các xe cơ giới trên đường vào giờ cao điểm.

Khi tay lái nặng thì bạn hãy kiểm tra bơm trợ lực và dầu thủy lực hệ thống đang sử dụng.

Bơm bị hỏng, dầu ở dưới mức Low nên sẽ gây ra sự cố này. Với bơm, do phải làm việc liên tục nên có thể bị xước bề mặt, mòn cánh gạt bơm hay bị hở rò rỉ đường dầu nên chỉ có kiểm tra thường xuyên thì mới phát hiện được kịp thời.

Hay như trong suốt quá trình điều khiển vô lăng lái cho thiết bị nhưng lại có những tiếng kêu bất thường. Tiếng “rè, rẹc” có thể đến từ bơm trợ lực gặp sự cố, lượng dầu thủy lực xuống quá thấp.

Dấu hiệu để báo hệ thống của bạn sắp có tiến động bất thường đó là việc trả tay lái chậm, xoay vô lăng nặng.

Còn những tiếng kêu dạng lục khục ở dưới gầm máy thì có thể là do bạc lái bị mòn, các bộ phận bị rơ không còn ăn khớp chặt chẽ.

Ngoài những lỗi trên thì hiện tượng chảy dầu ở thước lái cũng gặp khá thường xuyên bởi do phớt kém chất lượng, tuổi thọ kém nên sau 1 thời gian ngắn sử dụng bị hỏng. Cũng có thể là do bộ phận chụp bụi lái bị tách nên bụi bẩn, nước xâm nhập làm hỏng phớt nhanh.

 

những loại bót lái thủy lực

Những loại bót lái thường dùng

Nếu các bạn hỏi loại bót lái trợ lực nào bán chạy nhất EMDN hiện nay thì có chính là các dòng do Zihyd và Saintfon sản xuất.

+ Với Zihyd

Đây là 1 hãng sản xuất lớn đến từ Trung Quốc, những bót lái của hãng được khách hàng đánh giá cao về độ đa dạng, giá thành phải chăng, độ bền cao.

Tùy vào mỗi một hệ thống mà người dùng có thể chọn loại bót lái khác nhau.

Loại bót lái thủy lực BHR1 - 125 - Y3 (125ml/rev, ren côn 21), BHR1 - 100 - Y3 (100ml/rev, ren côn 21), BHR1 - 160 - Y3 (160ml/rev, ren côn 21),

BHR1 - 80 - Y3 (80ml/rev, ren côn 21)… là những loại có lưu lượng dầu thấp.

Loại bót lái thủy lực BHR1 - 200 - Y3 (200ml/rev, ren côn 21), BPBS1 - 200 A16 - Y3 ((200 ml/rev, ren côn 21, có chỉnh áp, có van an toàn), BHRS2 - 200 - B16 - Y3/AH (200ml/rev, ren côn 21), BHR1 - 250 - Y3 (250ml/rev, ren côn 21)… là loại có lưu lượng dầu trung bình.

Loại bót lái thủy lực BHR1 - 315 - Y3 (315 ml/rev, ren côn 21), BHR1 - 400 - Y3 (400ml/rev, ren côn 21) với lưu lượng cao hơn sẽ thích hợp với các hệ thống thủy lực hoạt động liên tục, công suất lớn.

+ Với Saintfon

Sainfon đã nổi tiếng với bơm, van và các thiết bị thủy lực khác. Tuy nhiên, dòng bót lái của hãng này cũng được nhiều khách hàng cân nhắc.

Nếu so sánh về giá bán với Zihyd thì bót lái Saintfon có giá thành phải chăng hơn.

Một số loại tiêu biểu như: Bót lái thuỷ lực BZZ1 - 200 (200ml/rev, ren côn 21), BZZ1 - 250 (250ml/rev, ren côn 21), BZZ1 - 315 (315ml/rev, ren côn 21)…đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Nơi cung cấp bót lái thủy lực

Nếu tìm bót lái thủy lực trên thị trường Đà Nẵng sẽ có rất nhiều đơn vị, cửa hàng cũng như công ty kinh doanh thiết bị này. Điều này là xu thế tất nhiên bởi nhu cầu của khách hàng về thiết bị này ngày càng tăng dần. Và trong đó, EMDN là 1 địa chỉ gợi ý vô cùng hợp lý.

+ Tất cả các loại bót lái mà công ty cấp đều cam kết chính hãng: Zihyd, Saintfon, HDX…Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đều đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc hay 1 số nước tiên tiến khác

+ Giá bán ưu đãi, chính sách bảo hành đúng theo quy định của hãng với thời gian từ 6-12 tháng tùy thuộc vào từng hãng. Giao hàng nội thành và toàn quốc nhanh chóng, phương thức thanh toán linh hoạt.

+ Số lượng lớn, đa dạng mẫu mã và loại thông dụng sẽ đáp ứng được nhu cầu đặt hàng sỉ và lẻ.

Bên cạnh, bót lái thủy lực thì EMDN còn có sẵn các thiết bị cần thiết cho 1 hệ thống lái trợ lực tàu thủy như: van thủy lực, lọc dầu, xi lanh dầu, tản nhiệt dầu bằng gió, OR giải nhiệt dầu bằng nước, đồng hồ đo áp suất…

Nếu cần tư vấn để lựa chọn bót lái trợ lực, khách chỉ cần nhấc điện thoại lên và gọi cho EMDN qua số: 0236 3767 333 hoặc 0918 434 694, nhân viên sẽ nhanh chóng hỗ trợ.

Công ty TNHH Thiết Bị Kỹ Thuật Đà Nẵng- số 156 Bắc Sơn, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng rất hân hạnh được đón tiếp và phục vụ khách hàng.
Bài Sau
« Prev Post
Bài Trước
Next Post »